Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Cách bảo quản Laptop


1. Bảo vệ phần cứng 
- Túi đựng laptop: Túi đựng rất quan trọng vì nó là hàng rào bảo vệ đầu tiên của laptop nếu chẳng may nó bị rơi, va đập hay bị ngập nước. Không nên mua những kiểu túi độn bông vì nó chỉ có thể ngăn chặn xây xước cho laptop. Người dùng nên mua một chiếc túi có một lớp cứng chống sốc.
- Miếng dán laptop: Rất nhiều loại giấy dán cho laptop xuất hiện trên thị trường. Dùng loại giấy dán này vừa tạo được cá tính cho laptop vừa bảo vệ máy không bị xước, nhưng không nên dán quá nhiều, có thể gây ra những nguy cơ về các phần cứng bên trong máy.
- Tấm dán bảo vệ màn hình: Cho dù là màn hình cảm ứng hay là màn hình gập bình thường, một miếng dán màn hình tốt cũng sẽ giúp “bộ mặt” của nó không bị xây xước. Có nhiều miếng dán giúp người dùng đọc được nội dung trên màn hình vốn bị lóa khi làm việc ánh sáng.
- Tấm dán bàn phím bằng silicon: Không phải tất cả laptop đều có bàn phím chống tràn nước. Miếng dán silicon là phụ kiện rẻ tiền giúp máy tính không bị ngấm nước khi chẳng may bị đổ cốc nước. Hơn nữa, miếng dán này còn giúp bàn phím không bị mòn vì sử dụng thường xuyên.
- Chuyển sang ổ đĩa đặc SSD: Mặc dù đắt tiền nhưng ổ cứng SSD cho tốc độ truy cập nhanh hơn ổ cứng thông thường và nó còn có chức năng chống sốc, chống va chạm.
- Nút cao su: Mặc dù không phổ biến nhưng loại nút này sẽ ngăn được các loại nước tràn vào cổng USB và các cổng kết nối khác. Hơn nữa, nó sẽ bảo vệ các cổng kim loại han gỉ.
2. Chống trộm
Chỉ một phút chốc lơ đễnh, kẻ gian có thể sẽ cuốm máy tính xách tay của bạn đi lúc nào không biết. Người dùng nên mua một ổ khóa chống trộm, ví dụ ổ khóa của Kensington, để khó laptop cố định vào một vị trí nào đó. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ổ khóa cho laptop, trong đó có một số có chức năng kết hợp khóa và chuông báo động.
3. Ngăn chặn truy cập bất hợp pháp
Đôi khi thông tin trong laptop còn quan trọng hơn cả laptop. Sau đây là vài cách giúp người dùng ngăn chặn những cặp mắt tò mò muốn thâm nhập vào đời sống riêng tư của mình. 
- Mã hóa folder My Documents: Khi tạo một tài khoản đăng nhập mới, Windows sẽ khuyên người dùng nên mã hóa folder cá nhân. Nhờ đó, người dùng sẽ không cho phép người khác “bẻ khóa” mật khẩu đăng nhập bằng cách tấn công ổ cứng để ăn cắp dữ liệu. 
- Sử dụng mật khẩu “khó”: Mật khẩu tốt nhất là mật khẩu khó nhớ nhất. Kẻ gian sẽ khó truy cập vào máy tính của bạn nếu bạn sử dụng password khó. Tuy nhiên, nếu bạn dùng mật khẩu khó nhưng lại ghi vào một tờ giấy và đặt bên cạnh laptop thì vô tác dụng. Vì thế, hãy sử dụng password có ý nghĩa riêng với bạn để bạn dễ ghi nhớ. 
- Máy đọc dấu vân tay: Nếu laptop không có cảm biến nhận dạng dấu vân tay thì bạn nên mua thêm một bộ phận để vừa có thể truy cập nhanh vào laptop vừa không cần thiết phải ghi nhớ password nữa. 
4. Mã hóa dữ liệu
Mã hóa folder My Documents để bảo vệ dữ liệu nhưng bạn lại cứ để laptop đăng nhập ở bất cứ đâu và ai cũng có thể sử dụng thì kẻ gian sẽ dễ dàng sao chép thông tin trong máy tính. Để bảo vệ dữ liệu thêm một lần nữa, người dùng nên sử dụng phần mềm mã hóa của bên thứ ba để tăng độ an toàn cho thông tin.
5. Chống virus và spyware
Virus có thể tấn công máy tính ngay cả khi lần đầu tiên máy truy cập Internet. Rất nhiều phần mềm bảo mật có mặt trên thị trường từ phần mềm tính phí McAfee và Norton, đến phần mềm miễn phí Avast! và AVG.
Trong khi đó, spyware phát tán mã độc tấn công máy tính. Trong khi virus chỉ tắt hay phá hỏng máy tính thì spyware ăn cắp thông tin, như thói quen lướt web hay thậm chí là thẻ tín dụng, mật khẩu... để gửi về máy chủ của hacker. 
Rất nhiều chương trình bảo vệ máy tính trước những mối nguy hiểm từ Internet nhưng đa số lại là phần mềm tính phí. Trong khi đó, Spybot hoàn toàn miễn phí nhưng lại được đánh giá cao.
6. Tránh làm đổ cà-phê hoặc trà lên máy tính

Khi uống cà-phê, sô-đa hay các loại nước giải khát, bạn không nên để chúng gần laptop. Nếu chất lỏng chảy tràn lan lên máy sẽ làm hỏng các bộ phận bên trong hay gây chập điện. Thậm chí, máy tính có thể bị mất dữ liệu vĩnh viễn.
Vì thế, hãy để các thức uống xa máy tính, bởi ngay cả khi bạn cẩn thận thì người nào đó vẫn có thể sơ ý làm đổ chúng.
7. Không để thức ăn gần laptop

Bạn không nên vừa ăn vừa sử dụng máy vi tính. Các mẩu thức ăn có thể rơi vào khe hở giữa các bàn phím. Điều này mời gọi côn trùng xâm nhập, chúng sẽ phá hoại mạch điện.Hơn nữa, laptop của bạn trông không vệ sinh nếu bị vấy bẩn thức ăn.
8. Giữ và nâng máy tính bằng phần đế chứ không phải màn hình
Nếu chỉ nâng màn hình, bạn có thể làm hỏng màn hình hay các bản lề nối các bộ phận này với đế máy. Màn hình cũng dễ bị trầy hay hỏng nếu bị lực ép trực tiếp.
9. Đừng để laptop chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Vào tiết trời lạnh, khi mang máy tính từ bên ngoài vào trong nhà, bạn đừng khởi động máy ngay. Hãy để máy ấm lại theo nhiệt độ phong tròng. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ làm hỏng ổ đĩa do sự ngưng tụ hơi nước bên trong máy.
10. Đừng để ghế đè lên dây điện của máy tính

Dùng băng keo để dán dây điện của máy lên bàn làm việc. Sau đó bạn có thể gỡ ra dễ dàng khi sử dụng xong.
Đôi khi vì quá say mê làm việc, bạn có thể vô tình dịch chuyển ghế ngồi mà quên rằng sợi dây đang nằm ngay dưới chân mình. Như vậy, dây điện có thể sẽ bị hỏng nhanh chóng.
11. Cắm các thiết bị đi kèm vào đúng chỗ
Bạn cần lưu ý xem các biểu tượng trên laptop một cách cẩn thận trước khi khắm các thiết bị vào máy
Nếu cắm dây điện thoại vào cổng internet hay ngược lại, bạn có thể làm hỏng lỗ cắm và không sử dụng chúng được nữa.
12. Hãy kiểm tra nhãn dán trên đĩa trước khi cho đĩa vào
Các nhãn dán trên đĩa CD, DVD hay đĩa mềm nếu không được dán cẩn thận có thể bị bong ra và làm kẹt ổ đĩa.
Bạn không nên cho đĩa CD có kích thước nhỏ hơn chuẩn vào máy vì có thể làm hỏng đầu đĩa.
13. Đừng để laptop trong xe hơi

Bạn không nên để máy trong xe, vì sự thay đổi nhiệt độ bên trong xe có thể làm hỏng máy.
14. Làm sạch bộ xử lý trung tâm mỗi năm một lần để lấy đi bụi bẩn bên trong
Nếu bụi tích tụ, hệ thống không thể tự làm mát và nhiệt độ có thể làm hỏng bảng mạch chủ. Bạn hãy đem máy đến trung tâm bảo hành để làm vệ sinh.
Công ty CP Đầu tư TM & SX An Vinh xin giới thiệu một số cách bảo vệ Laptop như trên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More